Nếu bạn là một trong những fan du lịch thì địa điểm khám phá là những điều mà bạn không thể không biết đến, nó cũng giông như làm marketing tổng thể, bạn cần phải thực hiện kiểu như lắp đặt camera cảnh báo lúc đó mới cảm nhận được hết điều mình bắt gặp, chính vì điều đó mà hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn một địa điểm mà các bạn cần phải khám phá đó chỉnh là Gò Đống Đa – Hà Nội, một địa điểm lịch sử oai hùng của đất nước chúng ta.
Khám phá địa điểm là Gò Đống Đa – Hà Nội.
Tại sao chúng ta lại chọn gò Đống Đa là nơi mà chúng ta đi khám phá, hãy tìm hiểu về lịch sử của nó nhé.
Khám phá địa điểm Gò Đống Đa qua lịch sử:
Gò Đống Đa là một gò đất và là một di tích nằm bên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Tại đây năm 1789 quân Tây Sơn đã đại phá và đánh thắng quân nhà Thanh Trung Quốc trong Trận Ngọc Hồi – Đống Đa. Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu (1789) trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do Đô đốc Long (còn có tên là Đặng Tiến Đông) chỉ huy. Trận này diệt tan đồn Khương Thượng của quân nhà Thanh. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long.
Gò Đống Đa, nay còn được gọi là Công viên Văn hóa Đống Đa nằm ngay giữa trung tâm của quận Đống Đa. Đây là một khu di tích lịch sử có giá trị nổi bật với điểm đặc biệt không phải là chùa, đình hay miếu mà chỉ là một cái gò nổi lên giữa khu dân cư đông đúc sinh sống. Gò Đống Đa được Thành phố Hà Nội công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hoá trong đợt đầu tiên, vào tháng 4/1962.
Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, tên phố được đặt theo tên nghĩa quân Tây Sơn, thuộc phường Quang Trung, Hà Nội. Xưa, nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, thuộc huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực gò Đống Đa này là một khu chiến trường, nơi diễn ra trận đánh thần tốc của vị vua áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Đây cũng được xem dấu tích một thời oanh liệt của dân tộc trong trận chiến chống quân Thanh xâm lược. Di tích này mãi là minh chứng cho truyền thống của dân ta trong cuộc chiến đấu tranh giữ nước, một di tích có giá trị cao trong lòng thủ đô Hà Nội.
Gò Đống Đa
Trong chiến dịch đại phá quân Thanh, Đô đốc Long được tin tưởng giao nhiệm vụ đánh đồn Khương Thượng, bị đánh bất ngờ quân Thanh không chống cự nổi. Sầm Nghi Đống hoảng hốt dẫn tàn quân chạy đến Loa Sơn (gò Đống Đa) thì cùng đường, tất cả từ quân đến tướng đều phải tự vẫn. Nhân dân lấp đất lên đó thành mồ chôn quân giặc. Từ đó gò Đống Đa hình thành.
Diện tích hiện nay của khu gò là 6.275m2 , bao gồm khu gò đã được tôn tạo thành gò tự nhiên. Cổng chính để lên gò nằm trên phố Tây Sơn. Tiến vào theo hướng này chúng ta sẽ bắt gặp một cổng dẫn lên gò, bên trên có ghi ba chữ Trung Liệt Miếu (miếu Trung Liệt). Theo lời kể của chị Bùi Hoàng Hậu thì trước đây trên đỉnh gò có một ngôi miếu. Theo tâm thức tín ngưỡng người Việt, nhân dân đã xây dựng miếu để thờ cúng những linh hồn chết trận. Nhưng rất tiếc ngôi miếu này hiện nay không còn nữa.
Lỗi vào chính của Gò Đống Đa.
Ngoài việc đi lên đỉnh gò bằng cổng chính (có người còn gọi là bậc tam cấp, cổng Tam quan hay cổng gò), chúng ta cũng có thể lên bằng các bậc đá hay những lối mòn. Hiện nay tại khu gò vẫn còn một số cây cổ thụ. Theo một số cụ già sống gần khu gò cho biết: một số cây có thể trồng từ khi có gò, còn một số cây xà cừ khá lớn thì được trồng vào những năm 60 của thế kỷ trước khi Bác Hồ phát động tết trồng cây. Ngoài ra trên đỉnh gò còn có hai cây mít – loại cây thường được trồng ở các đình, chùa, miếu.
Năm 1990 người ta đã cho dựng trên đỉnh gò một tấm bia đá nặng 8 tấn có ghi lời hịch của vua Quang Trung:… Đánh cho sử chi Nam quốc anh hùng chi hữu chủ… (Đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ). Bất cứ ai khi lên đến đỉnh gò đều có thể đọc được lời hịch đó. Mỗi người sẽ có một cách cảm nhận riêng nhưng chắc chắn rằng sẽ có chung niềm tự hào về lịch sử của cha ông. Không ít người nước ngoài khi đến thăm quan đã ngạc nhiên, thắc mắc rằng vì sao giữa thủ đô đồng bằng lại có một khu gò như vậy. Khi được giải thích thì họ càng thêm cảm phục dân tộc Việt Nam anh hùng.
Hiện nay độ cao của gò so với mặt đất khoảng 10m, thấp hơn khá nhiều so với trước đây do bị mưa nắng bào mòn theo thời gian. Mặc dù khu gò chỉ là một phần của Công viên văn hoá Đống Đa nhưng mọi người lại chỉ quen gọi cả quần thể là Gò Đống Đa bởi cái tên đó đã in sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam.
Hằng năm cứ đến ngày mồng 5 tết âm lịch, mọi người khắp nơi lại tụ hội về đây để cùng giỗ trận Đống Đa, để cùng làm sống dậy hào khí Tây Sơn. Nhiều hoạt động được tổ chức: làm lễ dâng hương, diễn lại cảnh vua Quang Trung đại phá quân Thanh tiến vào Thăng Long…làm cho ai ai cũng thấy hân hoan, tự hào.
Rời Gò Đống đa trong buổi chiều muộn, những ồn ào của phố thị bên tai mà tôi nghe như tiếng reo vang thắng trận của đoàn quân Tây Sơn. Tự nhủ với lòng mình mùa xuân này lại cùng đoàn người đi giỗ trận Đống Đa.